Trái Đất của chúng ta bao nhiêu tuổi?

Nếu bạn tìm kiếm về tuổi của trái đất trên các trang web hoặc các tạp chí khoa học, thông thường bạn sẽ thấy họ ước tính là 4,54 tỷ năm. Điều đặc biệt ở đây là số liệu này được chấp nhận từ những năm 1950. Và vẫn không thay đổi nhiều kể từ đó, mặc dù kiến thức về khoa học đã tiến bộ với tốc độ chóng mặt. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết lần này nhé.

Những nỗ lực xác định tuổi của Trái Đất đã bắt đầu từ nhiều thế kỉ về trước. Nhà triết học và bác học thời Hy Lạp Cổ Đại Aristotle, người nghĩ rằng thời gian không có khởi đầu và kết thúc. Ông cũng tin rằng Trái Đất đã rất già nhưng vẫn chưa tìm ra được con số cụ thể. Cùng lúc đó, các học giả tôn giáo ở Ấn Độ cổ đại hình dung vũ trụ được hình thành từ một vụ nổ rất lớn và Trái Đất đã tồn tại trong 1,97 tỷ năm.

Aristotle (384–322 BC)
Aristotle (384–322 BC)

Trong thời kì trung cổ, nhiều nhà thần học Kito giáo dựa vào Kinh Thánh đã đưa ra được con số ước tính tuổi của Trái Đất là trong khoảng 5471 năm đến 7519 năm (Trong quyển sách “The Age of the Earth” của Brent Dalrymple). Từ đó mọi người tin rằng Trái Đất thật ra chỉ mới vài nghìn năm tuổi.

Tuy nhiên, Bernard Palissy, một thợ làm gốm đến từ Pháp (1510 – 1589) đã quan sát được rằng quá trình xói mòn do mưa và gió không thể gây ra những thay đổi trong một thời gian ngắn như vậy được. Ông phản bác lại ý kiến của giáo hội và tuyên bố rằng Trái Đất phải già hơn rất nhiều. Thật sự đó không phải là một ý định sáng suốt vào thời gian này. Cuối cùng, ông bị đưa lên dàn cọc và bị đốt cháy, do bị xem là kẻ dị giáo.

Bernard Palissy (c. 1510 – c. 1589)
Bernard Palissy (c. 1510 – c. 1589)

Từ những năm 1700 đến 1800, một loạt các nhà khoa học đã đưa ra nhiều con số khác nhau dựa trên các dữ liệu từ sự tích tụ trầm tích, đến lịch sử tiến hóa của sự sống trong lòng đại dương. 

Ngay trước khi bắt đầu thế kỉ 20, các nhà khoa học đã tìm ra rằng họ có thể tính toán được tuổi của một hòn đá bằng cách đo phân rã phóng xạ, hay còn được gọi là định tuổi bằng đồng vị phóng xạ

Thế giới, và tất cả mọi thứ trong đó, thực sự được tạo nên từ một thứ rất nhỏ gọi là “nguyên tố”. Đây có thể được coi là những viên gạch rất, rất nhỏ xây dựng lên mọi thứ. Bạn có thể đã nghe tên của một số nguyên tố trước đây. Vàng là một nguyên tố, và bạc cũng vậy. Có rất nhiều yếu tố khác nữa, với những cái tên lạ như krypton và selenium và plutonium. Có khoảng 118 yếu tố khác nhau trên Trái đất mà chúng ta biết đến cho đến nay.

Bảng tuần hoàn hóa học
Bảng tuần hoàn hóa học

Hầu hết các nguyên tố này không thay đổi và tồn tại mãi mãi. Các nhà khoa học gọi những nguyên tố này là ổn định.

Tuy nhiên có một loại nguyên tố thứ hai thực sự thay đổi thành một thứ khác theo thời gian. Những loại này không phổ biến, nhưng chúng có trong mọi thứ. Các nguyên tố đó được gọi với tên là “không ổn định (Unstable)” hoặc “phóng xạ (Radioactive)”

Hãy tưởng tượng rằng, một số phần của cơ thể bạn đang thực sự thay đổi thành một thứ khác! Nhưng đừng lo lắng, hầu hết những thay đổi này trong một thời gian rất, rất dài. Một số phải mất hàng tỷ năm để thực hiện bất kỳ thay đổi thực sự nghiêm trọng.

Ví dụ: Men răng của bạn có một nguyên tố gọi là Kali, và đây chính là nguyên tố “không ổn định”. TV, máy tính, lò vi sóng trong nhà của bạn, mọi thứ, thực sự đều có một số nguyên tố thay đổi đó.

Quá trình thay đổi này được gọi là “phân rã phóng xạ”. Tương tự như vậy, đá hay hóa thạch cũng có những nguyên tố không ổn định này.  Các nhà khoa học dựa vào điều đó để tìm ra được mất bao lâu để một trong những nguyên tố này thay đổi thành một nguyên tố khác.

Đầu tiên, họ đo xem bao nhiêu nguyên tố không ổn định vẫn còn sót lại trong các tảng đá của Trái Đất. Đây là những nguyên tố chưa từng thay đổi trước kia, nhưng chắc chắn sẽ biến đổi theo thời gian. Sau đó, họ đo lượng nguyên tố mà nó thay đổi thành.

Một khi biết điều này và sự thay đổi mất bao lâu, chúng ta có thể biết được Trái Đất bao nhiêu tuổi!

Vào đầu những năm 1950,  nhà địa hóa học Clair C.Patterson thuộc Viện công nghệ California, người đã làm việc cho dự án Manhattan. Manhattan chính là dự án phát triển bom nguyên tử trong thế chiến II, sau này đã dẫn tới vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản. Ông đã đo thành phần đồng vị của chì từ thiên thạch Canyon Diablo và một số mảnh đá từ vũ trụ. Ông cho rằng Trái Đất được hình thành cũng từ những vật liệu này. Vào năm 1953, Patterson đã đưa ra con số ước tính về độ tuổi Trái Đất là 4,5 tỷ năm !

Thật sự là Trái Đất của chúng ta đã quá già rồi, phải không các bạn!
Chính vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau yêu thương và hành động nhiều hơn vì một Trái Đất mãi xinh đẹp các bạn nhé

Tài liệu tham khảo:

Cảm ơn các bạn đã đọc bài của mình nhé <3