Hành động vì một môi trường xanh

Những ngày đầu của năm 2020 thật không hề dễ dàng đối với mình, đối với các bạn và đối với tất cả mọi người trên hành tinh này. Cũng nhiều lúc mình cảm thấy rằng, những biến động do đại dịch Corona gây ra có thể cũng là 1 cơ hội để chúng ta xem lại bản thân và cũng là cơ hội để Mẹ thiên nhiên được nghỉ ngơi. Nhưng dù cho có nghĩ như thế nào đi chăng nữa thì những ảnh hưởng xấu do đại dịch lần này tác động trực tiếp tới nền kinh tế, nền giáo dục… là không thể phủ nhận.

Và…

Liệu có bao giờ chúng ta tự truy vấn về hành vi của chúng ta. Những điều tưởng chừng đơn giản hằng ngày lại đang gián tiếp tác động xấu tới môi trường?

Mình không phủ nhận nguồn bùng phát đại dịch Corona lần này bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên có bao giờ mọi người nghĩ: “Tại sao lại là năm 2020? Tại sao lại xảy ra ngay sau một trong những khoảng thời điểm khí hậu và môi trường biến động nhất trong lịch sử”

Mình không phải nhà nghiên cứu về khí hậu hay nhà khí tượng học nên mình không thể nắm rõ về những con số hay những vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, như mình được biết vào năm 2019:

  • Mức khí thải CO2 toàn cầu tăng 0.6% so với năm 2018. Đây là 1 con số kỉ lục – Thông tin chi tiết
  • Bão Idai ở Mozambique. Tổng thống Mozambique tuyên bố rằng hơn 1.000 người có thể đã chết trong cơn bão. Và khoảng hơn 1 triệu người bị ảnh hưởng (Thông tin chi tiết)
  • Bão Habigis ở Nhật Bản. Là một cơn siêu bão cuồng phong cấp 5 xuất hiện ở phía Tây Thái Bình Dương. Khoảng 74 người thiệt mạng và 204 người bị thương. Con số đưa ra còn nhiều tranh cãi (Thông tin chi tiết)
  • Sóng nhiệt Châu Âu: Đã giết chết ít nhất 13 người và hàng ngàn động vật (Thông tin chi tiết)
  • Cháy rừng Amazon (Thông tin chi tiết)
  • Cháy rừng ở California (Thông tin chi tiết ) và miền đông nước Úc (Thông tin chi tiết)
  • Lũ lụt ở Venice nước Ý (Thông tin chi tiết)
  • Ngay tại Việt Nam, mực nước sông Mê Kông đã xuống thấp nhất trong 100 năm qua. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm bụi mịn báo động tại TP.HCM và Hà Nội.

Cũng không biết phải bàn luận sao cho đúng với những con số này nhưng mình nghĩ rằng sẽ không bao giờ có sự trùng hợp như vậy. Và mình cũng chắc chắn biến đổi khí hậu, biến đổi môi trường cũng là 1 nguyên nhân ảnh hưởng tới đại dịch lần này.

Nguồn: Livedoor Blog

Chính vì những suy nghĩ trên nên mình đã bắt đầu học cách hạn chế sử dụng túi nilong và đồ rác thải nhựa. Đặc biệt nếu chúng ta không phân biệt rác nhựa và đổ chúng cùng rác cháy được hậu quả sẽ không hề lường trước được. Dưới đây là một hình ảnh về tác hại của việc không phân loại rác đúng cách.

Thành phố Yokohama
Nguồn: Thành phố Yokohama

Hiện tại mỗi lần đi siêu thị hoặc đi mua đồ mình đều mang theo túi vải để không phải nhận túi nilong từ siêu thị hoặc các cửa hàng tiện lợi.

Khi mua đồ dùng liền, mình đã không còn nhận ống hút và hay đũa muỗng dùng 1 lần

Khi ra ngoài luôn luôn mang 2 bình nước: 1 bình Coffee và 1 bình nước lọc để có thể dùng bình của mình lấy nước uống tại các vòi công cộng. Như vậy vừa hạn chế mua chai nước nhựa, vừa tiết kiệm được tiền đó 😊

Mình cũng đã gọi điện về nhà, nói chuyện với ba mẹ về quan điểm của mình. Mình hi vọng ba mẹ mình cũng thay đổi cùng mình. Cái này không thể ép buộc được, đó cũng là một sự tự do lựa chọn đúng không nào?
Và hôm nay mình viết lên đây rất mong sẽ nhận được sự hưởng ứng cùng mọi người <3

“Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Mỗi người chúng ta thay đổi 1 CHÚT, ắt sẽ mang lại 1 kết quả TO

Đây là loại túi vải mà mình rất thích. Nó có thể gấp nhỏ nên không bị cảm giác chiếm diện tích khi bỏ vào túi xách tay:

Cảm ơn mọi người đã đọc bài của mình. Nếu cảm thấy đồng tình với quan điểm này thì mọi người hãy cùng mình chung tay hành động nhé!

Để biết thêm về tuổi của Trái đất, các bạn có thể đọc thêm về bài viết này nhé:

Trái Đất của chúng ta bao nhiêu tuổi?