Những điều cần biết về đại học Nhật Bản

Như các bạn đã biết Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng đầu Châu Á về giáo dục đại học. Hiện tại số lượng du học sinh Việt Nam đến Nhật Bản ngày càng tăng. Trước đây có lẽ hầu như các bạn đều nghĩ tới việc học trường tiếng và vào một trường senmon nào đó rồi chờ ra trường xin việc. Tuy nhiên thời gian gần đây mình nhận thấy số người quan tâm tới trường đại học Nhật ngày càng tăng. Vậy nên hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về những điều cần biết về đại học Nhật Bản

1. Phân loại các trường đại học Nhật Bản

1. Trường đại học quốc lập – 国立大学

Đại học quốc lập là trường đại học do chính phủ (Bộ Giáo dục) điều hành hoặc thành lập. Đôi khi còn được gọi là 「国公立大学」 Nhờ được nhà nước hỗ trợ một phần chi phí nên đại học quốc lập có học phí rẻ nhất trong 3 loại trường. Số lượng sinh viên đại học ở đây khá đông và đa phần là sinh viên Nhật. Nhưng gần đây số lượng sinh viên quốc tế, đặc biệt là các sinh viên Cao học ngày càng tăng. Việc được vào đại học quốc lập này rất khó, kể cả đối với sinh viên Nhật.

Tuy vậy đối với các bạn du học sinh, tùy trường sẽ có các đợi thi riêng, dễ hơn so với kỳ thì chung. Đặc biệt là có nhiều loại học bổng (Mình sẽ chia sẻ cụ thể ở phía dưới nhé). Ở Nhật Bản, đại học quốc lập là đại học số 1, là niềm ao ước của hầu hết mọi người. Nếu bạn có thể vào được đại học quốc lập, thì con đường tìm việc của bạn sẽ rất sán lạng

Các bạn có thể tham khảo danh sách các trường tại đây nhé

2. Trường đại học công lập

Là trường đại học do chính quyền địa phương các tỉnh thành lập và quản lý. So với đại học quốc lập thì đại học công lập nhiều hơn. Đại học công lập có cũng có học phí khá rẻ nên thu hút rất nhiều sinh viên trong nước và du học sinh nước ngoài. Nếu bạn đã vào được trường này, hãy cố gắng để có một bảng điểm thật xinh để có thể đi xin học bổng nhé (Mình sẽ chia sẻ cụ thể ở phía dưới nhé). Đặc biệt hơn hết Việt Nam mình là thuộc danh sách các quốc gia đang phát triển nên được hỗ trợ rất nhiều.

Các bạn tham khảo danh sách các trường tại đây nhé

3. Trường Đại học tư lập

Là trường đại học do các cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư tại địa phương thành lập và quản lý. Trong 3 loại trường thì trường đại học tư lập có số lượng nhiều và phổ biến nhất. Khác với trường quốc lập và công lập, trường đại học tư lập, mức học phí ở đây rất đắt. Trước đây, trường đại học tư lập không được đánh giá cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, các trường tư lập cũng bắt đầu đầu tư vào cơ sở vật chất hiện đại. Đặc biệt là có lợi thế về kinh tế nên có thể mời rất nhiều giáo sư về giảng dạy, tổ chức được nhiều chương trình giao lưu quốc tế dành cho sinh viên. Đối với các bạn du học sinh, đại học tư lập sẽ một sự lựa chọn dễ nhằn nhất trong cả 3 loại.

Các bạn có thể tham khảo danh sách các trường tại đây nhé

2. Danh sách 10 trường quốc lập pháp nhân hóa chỉ định – 指定国立大学法人

  1. Tại sao cần pháp nhân hóa các trường đại học quốc lập

Thế kỷ 21 được cho là “thời đại của tri thức”. Các trường đại học chịu trách nhiệm về việc tạo ra và kế thừa tri thức. Nhật Bản tin rằng đã đến lúc họ có thể đặt kỳ vọng lớn lao vào các hoạt động của trường, đặc biệt là việc chinh chiến đấu trường quốc tế. Để đáp ứng những kỳ vọng này, các trường đại học quốc lập phải phát triển hơn nữa về giáo dục và nghiên cứu của họ. Hơn hết là phải biết tận dụng tối đa tính cá nhân của từng trường. Tuy nhiên, từ trước đến nay, các trường đại học quốc lập là tổ chức nội bộ của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ nên có nhiều bất tiện khi các trường đại học cố gắng đưa ra những sáng kiến ​​mới.

Ở các nước phương Tây, ngay cả các trường đại học quốc lập và đại học công lập đều có tư cách doanh nghiệp. Và thông thường họ hoạt động tự do hơn các trường đại học quốc lập ở Nhật Bản. Pháp nhân hóa các trường quốc lập để khuyến khích mỗi trường đại học có thể đưa sự khéo léo của mình vào nền giáo dục và nghiên cứu.

Danh sách 86 trường quốc lập được pháp nhân hóa

2. Danh sách trường quốc lập pháp nhân hóa chỉ định – 指定国立大学法人

Danh sách này bao gồm các trường được chỉ định phải bước ra khỏi khuôn khổ của môi trường cạnh tranh trong nước để cạnh tranh quốc tế. Hướng đến việc cạnh tranh với các trường đại học hàng đầu thế giới.

Ở đây có 2 lợi ích được đề cấp đến khi được tham gia vào danh sách này:

  • (1) Được phép thành lập các công ty con (đầu tư). Và tham gia vào các hoạt động kinh doanh có lợi nhuận bằng việc sử dụng kết quả nghiên cứu.
  • (2) Cung cấp chế độ đãi ngộ và trả lương cao để đảm bảo nguồn nhân lực xuất sắc.

Để có thể vào danh sách này, các trường đại học quốc lập cần phải nộp hồ sơ. Phải đáp ứng đủ yêu cần về “Khả năng nghiên cứu”, “Công tác xã hội”, “Tính quốc tế” thì hồ sơ mới được chấp nhận. Kể từ khi thành lập năm 2016 đến nay đã có 10 trường thuộc danh sách này. Đó là:

10 trường quốc lập pháp nhân hóa chỉ định
Nguồn: Mext

* 国立大学法人東海国立大学機構 名古屋大学: là sự kết hợp giữa Đại học Gifu và Đại học Nagoya

3. Lợi ích của việc học đại học

Phần này mình chỉ viết dựa trên quan điểm cá nhân và với tư cách là một du học sinh đã tốt nghiệp 2 trường đại học Việt Nam và Nhật Bản thôi nhé. Nói một cách ngắn gọn mình nhận thấy việc học đại học sẽ giúp chúng ta:

  • Có nhiều thời gian để học hỏi, để nhìn nhận bản thân và để trưởng thành hơn
  • Cơ hội để được chấp nhận vào một công ty lớn sẽ cao hơn
  • Nếu không muốn đi làm, có thể sử dụng bằng đại học để đăng ký học lên Cao học
  • Được giao lưu kết nối nhiều hơn, tạo ra được nhiều mối quan hệ tốt đẹp cho tương lai
  • So với các trường cao đẳng / chuyên môn, đại học được học 4 năm. Điều này đối với các bạn DHS sẽ là một lợi thế. Chúng ta có nhiều thời gian để cải thiện khả năng ngôn ngữ và làm quen với văn hóa hơn.
  • Có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa và kết bạn các sinh viên quốc tế
  • Có cơ hội được đi trao đổi nước ngoài (tùy trường)
  • Đương nhiên, về việc học chuyên môn thì trường đại học luôn được đầu tư và bài bản hơn
  • Nếu tốt nghiệp trong danh sách 300 trường Top của thế giới theo chỉ định, sẽ được cộng 10 điểm khi xin Visa nhân lực chất lượng cao và Visa vĩnh trú.

Các bạn có thể tham khảo bài chia sẻ về kinh nghiệm học trên trường đại học của mình nhé

4. Những con đường nào để vào được đại học Nhật Bản và học bổng

  • Thi tuyển ngay từ khi còn ở Việt Nam: Có nhiều học bổng hấp dẫn dành cho DHS người Việt Nam. Nhưng đòi hỏi các bạn phải thật xuất sắc. Hoặc có quan hệ đủ rộng để được các Sempai đi trước dẫn dắt.
  • Thi tuyển từ du học sinh trường tiếng lên năm 1 đại học: Yêu cầu đầu tiên là ngôn ngữ. Ít nhất bạn phải có trình độ tương đương N2 – JLPT. Việc thi được vào trường nào sẽ phụ thuộc vào khả năng của bạn. Có trường chỉ cần qua bài thi tiếng Nhật và phỏng vấn. Có trường thì yêu cầu bạn phải nộp điểm EJU – Kỳ thi đại học Nhật Bản
  • Ngoài ra, còn một cách xét tuyển đặc biệt dành cho các bạn sinh viên đã hoặc đang học Senmon tại Nhật (các trường đại học nước ngoài cũng được xét). Cách xét tuyển này được gọi là Hennyu (編入 – Chuyển tiếp). Sẽ bắt đầu được học vào năm 2 hoặc năm 3 đại học tùy hồ sơ

Về học bổng, các bạn có thể tham khảo danh sách tổng hợp các học bổng 2022-2023 của Jasso. Mình sẽ có nhiều bài viết chi tiết hơn về các chương trình học bổng này sau. Hãy theo dõi bài viết của mình TẠI ĐÂY nhé

5. Điểm lại một vài thành tích đáng nể của các trường đại học top đầu Nhật Bản

Đại học Tokyo: Từng là nơi học tập của 6 vị Thủ tướng Nhật Bản. Đã có 18 giải Nobel và nhiều thành tích đáng nể khác

Đại học Kyoto: Đã có 6 người đạt giải Nobel, 2 người đạt giải thưởng Fields.

Đại học Nagoya: Là trường đại học được bảo trợ bởi Nhật hoàng. Trường có 6 đại diện từng được trao giải Nobel.

Đại học Tsukuba: Với 3 đại diện từng được trao giải Nobel

Đại học Osaka: Trường có 1 đại diện đạt giải Nobel Vật lý là Giáo sư Hideki Yukawa.

Đại học Keio: 3 Thủ tướng Nhật Bản là Koizumi Junichiro, Hashimoto Ryutaro, Inukai Tsuyoshi đã từng học tại đây.

Đại học Tohoku: Từng vinh dự được đón nhà Khoa học Albert Einstein về thăm vào năm 1922. Chủ tịch thứ 6 của trường là Kotaro Honda – đạt giải Nobel Vật lý 1932.

Đại học Kobe: Thủ tướng thứ 75 của Nhật Bản Sosuke Uno và Giáo sư Shinya Yamanaka đạt giải Nobel từng học tại đây.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin về việc học tập ở Nhật Bản tại danh mục Trường & Học bổng