Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học khác nhau như thế nào?

Đối với chị em chúng mình thì kem chống nắng có thể nói là “vật bất ly thân” không thể thiếu để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng và tia UV. Giúp cải thiện tình trạng cháy nắng, đen sạm, da bị lão hóa, đốm nâu hay ung thư da… Vậy kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học khác nhau như thế nào??

Mình trước đây cũng không phải là tín đồ của các dòng mỹ phẩm, cho nên mua chỉ dựa trên tiêu chí phù hợp với túi tiền. Tuy nhiên, qua một thời gian sử dụng và cũng vài lần không hợp , bị kích ứng da. Vì vậy mà mình bắt đầu tìm hiểu một chút kiến thức về da. Đặc biệt là các sản phẩm chăm sóc, làm đẹp để có những lựa chọn an toàn, thích hợp nhất.

Đầu tiên phải kể đến là kem chống nắng. Đây là một món đồ không thể thiếu đối với chị em trong bộ sản phẩm chăm sóc da. Kem chống nắng có hai dạng là Vật lý và Hóa học.

Vậy 2 loại này khác nhau thế nào, phù hợp cho làn da nào, cùng mình tìm hiểu nhé.

1. Khái niệm kem chống nắng là gì?

KEM CHỐNG NẮNG ANESSA PERFECT UV SUNSCREEN SKINCARE MILK SPF50+ PA++++
KEM CHỐNG NẮNG ANESSA PERFECT UV SUNSCREEN SKINCARE MILK SPF50+ PA++++

Kem chống nắng là sản phẩm đặc trị có dạng kem, sữa, gel, xịt giúp hấp thụ hoặc phản xạ một số bức xạ tia cực tím (UV) của mặt trời. Do đó giúp chống lại cháy nắng, có thể làm chậm hoặc tạm thời ngăn ngừa sự phát triển của nếp nhăn, nốt ruồi và da chảy xệ.

Tùy thuộc vào cơ chế tác động, kem chống nắng có thể được phân loại thành kem chống nắng vật lý hoặc kem chống nắng hóa học.

Các tổ chức y tế như Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng kem chống nắng vì nó giúp ngăn ngừa ung thư biểu mô tế bào vảy. Việc sử dụng kem chống nắng thường xuyên cũng có thể làm giảm nguy cơ u ác tính.

Kem chống nắng thường được đánh giá và dán nhãn với hệ số chống nắng (SPF) để đo tỷ lệ tia UV sản sinh ra ánh nắng chiếu vào da.
Ví dụ: “SPF 15” có nghĩa là 1/15 của bức xạ Mặt Trời sẽ chạm đến da qua độ dày đề nghị của kem chống nắng. Các hệ thống đánh giá khác cho thấy mức độ bảo vệ khỏi bức xạ UVA không cháy nắng. Kem chống nắng được thiết kế để duy trì hiệu quả ở cường độ ban đầu trong tối đa ba năm. Hiệu quả trở nên đáng nghi ngờ sau khoảng thời gian đó. (Theo wikipedia)

2. So sánh giữa kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng vật lý:

Kem chống nắng vật lý là kem chống nắng vô cơ. Chứa những thành phần gồm titanium dioxide và zinc oxide. Chúng tạo một lớp màng chắn trên bề mặt da nhằm bảo vệ, ngăn chặn và phản xạ các tia UV từ ánh nắng mặt trời khi chúng chiếu trực tiếp lên da.

Ưu điểm:

  • Chất kem có các thành phần lành tính, ít gây hiện tượng kích ứng. Phù hợp với làn da nhạy cảm.
  • Có tác dụng nâng tone da nhẹ, có thể thay thế kem lót.
  • Không làm khô và bong tróc da, tạo cẩm giác ẩm mượt.
  • Bền vững trên da lâu hơn (không phải trong môi trường nước và ẩm)
  • Hoạt động ngay tức thì sau khi sử dụng mà không cần chờ thời gian thẩm thấu.

Nhược điểm:

  • Chất kem thường sẽ có màu trắng, không tiệp vào da.
  • Không có khả năng kiềm dầu, tạo cảm giác bết dính.

Kem chống nắng hóa học:

Kem chống nắng hóa học chứa các hợp chất hữu cơ như: oxybenzone, octinoxate, octisalate và avobenzone. Cơ chế hoạt động là chúng hấp thụ, tạo ra phản ứng hóa học, thay đổi các tia tử ngoại thành nhiệt. Sau đó, giải phóng nhiệt ra khỏi da trước khi các tia UV tiếp xúc với bề mặt da.

Ưu điểm:

  • Thấm nhanh vào da, tạo cảm giác khô thoáng.
  • Kiềm dầu tốt, không gây bí bách trên da.
  • Tiệp hoàn toàn vào da mà không để lại vệt trắng.

Nhược điểm:

  • Ít lành tính hơn so với dạng kem vật lý, phù hợp với da khoẻ, ít mụn.
  • Có khả năng gây kích ứng da. (Không thích hợp với da kích ứng với nhiệt độ. Vì kem chống nắng hóa học chuyển tia UV thành nhiệt, có thể làm da bị ửng đỏ)
  • Không bền trên da, phải chú ý thoa lại sau 1 thời gian tiếp xúc với nắng
  • Không có tác dụng ngay mà cần chờ 15 – 20 phút đợi kem hấp thụ

3. Cách lựa chọn kem chống nắng phù hợp với loại da

Lựa chọn kem chống nắng phù hợp là cực kì cần thiết, bởi chúng ta sử dụng hằng ngày, nếu chọn không đúng là da sẽ biểu tình ngay lập tức.

  • Da thường, khỏe : Cực kì dễ chọn, cân nhắc ưu điểm của hai loại trên thích em nào là chọn thôi. Nếu làm việc trong môi trường máy lạnh nhiều thì nên dùng kem chống nắng vật lý. Còn nếu thường xuyên tiếp xúc ánh nắng mặt trời thì nên sử dụng kem chống nắng hóa học ( do thành phần có tính chất bảo vệ cao hơn vật lý)  
  • Da dầu: Vào mùa hè thường sẽ hoạt động tiết dầu nhiều hơn, dễ làm da bị nổi mụn. Vì vậy nên chọn loại kem không gây bí tắc cho da. Và lựa chọn tối ưu đó chính là kem chống nắng hoá học.
  • Da mụn, da nhạy cảm: hai loại da này nên lựa chọn cẩn trọng hơn. Với đặc tính lành tính, bền vững trên da lâu hơn thì kem chống nắng vật lý là lựa chọn an toàn nhất. Bởi lớp kem sẽ không thấm vào da mà tạo lớp màng bên ngoài. Giúp da không bị “thấm” các chất hoá học.

Trên thực tế hiện nay, đa số các hãng mỹ phẩm đều có hai loại kem chống nắng vật lý và hóa học hoặc có sản phẩm kết hợp cả hai loại trên. Ví dụ như Anessa của Shiseido, Skin Aqua của Rohto hay Kose Suncut…

Dựa trên từng loại da, nhu cầu mong muốn, điều kiện sinh hoạt chúng ta có thể lựa chọn ra dòng sản phẩm phù hợp với bản thân. Ngoài ra, bất kể là sử dụng loại nào, chúng ta cũng nên tẩy trang trước khi rửa mặt. Đảm bảo lớp kem chống nắng đã được lấy sạch ra khỏi làn da nhé.

Hi vọng những thông tin mình tìm hiểu và chia sẻ ở trên sẽ có ích cho các bạn về các loại kem chống nắng.

Ngoài ra dành cho bạn nào đang tìm hiểu các lotion dưỡng da của Nhật có thể tham khảo bài viết này nhé :

5 Lotion nội địa Nhật giá phải chăng được chị em săn lùng nhiều nhất

Cảm ơn các bạn đã đọc bài !