So sánh Visa vĩnh trú và nhập Quốc tịch Nhật Bản

Đối với các bạn có ý định sẽ định cư ở Nhật chắc hẳn sẽ đang rất quan tâm về 2 khái niệm này. Chính vì vậy mình sẽ viết 1 bài so sánh Visa vĩnh trú và nhập Quốc tịch Nhật Bản để mọi người hiểu rõ hơn. Từ đó có thể đưa ra được sự lựa chọn phù hợp hơn cho điều kiện của bản thân.

1. So sánh Visa vĩnh trú và nhập Quốc tịch Nhật Bản

 Vĩnh trúNhập tịch
Đặc trưngKhông bị giới hạn thời gian lưu trú. Không bị hạn chế các hoạt động tại Nhật BảnNói một cách dễ hiểu là trở thành công dân Nhật Bản. Được giải phóng khỏi các quy định đối với người nước ngoài
Điều kiệnSống ở Nhật liên tục trên 10 năm (trong đó có 5 năm visa lao động) – Trường hợp nhanh hơn nếu xin từ Visa nhân lực chất lượng caoSống ở Nhật liên tục trên 5 năm (Trong đó có 3 năm visa lao động)
Nơi nộp đơnCục quản lý xuất nhập cảnhBộ Tư Pháp
Thời gian xétTiêu chuẩn là 4 tháng (thực tế thì mất khoảng 6 đến 10 tháng)1-2 năm
Kiểm tra trình độ tiếng NhậtKhông
Giấy phép tái nhập cảnhRời Nhật Bản trên 1 năm thì phải xin giấy xin tái nhập cảnh 再入国許可証
Nếu đến thời hạn tái nhập cảnh mà không tái nhập cảnh vào Nhật Bản sẽ bị mất quyền vĩnh trú vĩnh viễn
Dù sống ở nước ngoài bao lâu, bạn vẫn có thể quay trở lại Nhật Bản.
Hộ chiếu sau khi được cấp phépViệt NamNhật Bản
Quyền bầu cử và ứng cửKhôngCó thể bỏ phiếu cho các cuộc bầu cử và ứng tuyển để trở thành thành viên của quốc hội

2. Các trường hợp thường dễ trượt vĩnh trú

① Thu nhập hộ gia đình thấp, thông thường là dưới 300 man/năm. Mặc dù theo quy định thì không có tiêu chuẩn nào về mức thu nhập để xét visa vĩnh trú. Nhưng thu nhập thấp mà có quá nhiều người phụ thuộc thì được xem là không đủ điều kiện kinh tế.

② Có thời gian rời khỏi Nhật Bản từ 90 ngày liên tục trở lên.

③ Trong 1 năm rời Nhật Bản từ 150 ngày trở lên.

④ Có một khoản nợ chưa trả: Nợ thuế, bảo hiểm, nenkin hoặc đang hoãn thời gian chi trả

⑤ Vi phạm pháp luật Nhật Bản dẫn đến bị phạt tiền, phạt tù. Kể cả vi phạm luật giao thông: Không dừng tạm thời (一時停止), đậu xe không đúng nơi quy định, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ,… (vi phạm lần 1 sẽ không ảnh hưởng nhiều nhưng nếu vi phạm lặp lại nhiều lần thì sẽ bị xem xét)

⑥ Có người phụ thuộc làm quá tiếng so với tư cách hoạt động

⑦ Chuyển việc ngay trước/trong quá trình xin vĩnh trú. Tốt nhất vẫn là nên xin vĩnh trú sau khi chuyển việc ít nhất 1 năm, và trong quá trình xin thì không nên chuyển việc.

⑧ Thời gian của thẻ ngoại kiều (在留期間) quá ngắn.

⑨ Người bảo lãnh không phù hợp

⑩ Hồ sơ, đặc biệt là bản “Lý do xin vĩnh trú” vô tình viết những nội dung “bất lợi” cho bản thân, nội dung có sự mâu thuẫn hoặc cách viết, cách sử dụng từ khiến Cục hiểu nhầm ý.

Tìm hiểu thêm tại Cục quản lý xuất nhập cảnh nhé

3. Các trường hợp thường dễ trượt quốc tịch

① Năng lực tiếng Nhật yếu

② Ghi các thông tin giả hoặc sai lệch với thực tế

③ Không nộp thêm các giấy tờ khi được Sở tư pháp yêu cầu sau khi được thụ lý hồ sơ.

④ Chuyển việc/chuyển nhà/kết hôn/đi nước ngoài trong quá trình xin Quốc tịch mà không báo cáo với Bộ Tư Pháp.

⑤ Có tiền án / Hoặc bản thân người xin quốc tịch không có vấn đề, nhưng người thân sống cùng đã từng vi phạm pháp luật

⑥ Không đủ điều kiện sinh kế. Ví dụ như: Tiền chi trả cho thẻ tín dụng hàng tháng nhiều hơn mức thu nhập, không đạt đủ tiêu chuẩn có cuộc sống kinh tế ổn định.

⑦ Vi phạm luật giao thông trên 4 lần trong vòng 2 năm

⑧ Chuyển việc chưa được 1 năm / Đi làm ở Nhật chưa được 3 năm

⑨ Xuất cảnh khỏi Nhật trên 100 ngày/năm

⑩ Người thân sống chung thuộc đối tượng nhận trợ cấp xã hội.

⑪ Có mối quan hệ với thế lực chống đối xã hội

⑫ Có khoản vay không trả theo kế hoạch

⑬ Khi phỏng vấn đưa ra câu trả lời khác so với hồ sơ

Tìm hiểu thêm tại Bộ Tư Pháp nhé

Các bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin về cuộc sống Nhật Bản ở danh mục: Cẩm nang Nhật Bản